Trên sao Kim, một ngày dài hơn một
năm.
Sao Kim là hành tinh thứ hai trong Hệ mặt trời, với chu
kì quay quanh trục (một ngày trên sao Kim) là 5832,4416 giờ hay tương đương khoảng
243 ngày Trái Đất. Trong khi đó thì một năm trên sao Kim chỉ bằng 224,7 ngày
Trái Đất. Do đó, cơ bản một ngày trên sao Kim dài hơn một năm.
Một điều đặc biệt là chu kì chuyển động của sao Kim và
Trái Đất cứ 8 năm lại vẽ nên một bông hoa 5 cánh.
Vật thể nhanh nhất con người tạo ra
Khác với tốc độ nhanh nhất con người tạo ra ( Xem thêm tại đây), vật thể nhân tạo nhanh nhất
chính là các tàu vệ tinh. Tuy nhiên trong vũ trụ thì việc tính toán trở nên rất
phức tạp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như khung tham chiếu, khác biệt thời gian,…
nên vận tốc không thể tính bằng công thức thông thường là quãng đường chia thời
gian mà các nhà khoa học cần cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng. Do đó, có nhiều nhận
định về vật thể nhanh nhất mà con người từng tạo ra.
Tàu thăm dò Juno |
Nếu xét theo điểm tham chiếu là Trái Đất, thì vật thể
nhanh nhất là tàu thăm dò Juno của NASA. Được phóng vào không gian vào ngày 5
tháng 8 năm 2011 trên tàu phóng Atlas V 551, tàu Juno có nhiệm vụ thăm dò Sao Mộc.
Sau 5 năm hành trình, ngày 4 tháng 7 năm 2016 tàu Juno đã tiếp cận quỹ đạo. Do
lực hấp dẫn khổng lồ của hành tinh, Juno đã có lúc đạt tới tốc độ 265.542 km/h.
Đây là vật thể nhân tạo nhanh nhất trong lịch sử.
Tàu vũ trụ Helios II |
Còn xét điểm tham chiếu là Mặt Trời, thành tích này
thuộc về tàu vũ trụ Helios II. Hai tàu Helios I và Helios II là hai tàu vệ tinh
của NASA được phóng lần lượt vào tháng 12/1974 và tháng 1/1976 nhằm mục đích
thăm dò Mặt trời. Tàu Helios I đạt đến nơi cách mặt trời 47 triệu km, tàu
Helios II đạt khoảng cách gần Mặt trời hơn 3 triệu km. Tốc độ tối đa mà tàu Helios II đạt được là
252.729 km/h.